Những thông tin quan trọng cần lưu ý khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở
Những thông tin quan trọng cần lưu ý khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở
Bạn đang có nhu cầu xây nhà ở và hiện bạn đang tìm một công ty xây dựng phù hợp với những yêu cầu cũng như những ý tưởng của mình để trải nghiệm chất lượng dịch vụ mà công ty đó mang lại. Hiện nay đã có không ít khách hàng dở khóc dở cười khi ngôi nhà được hoàn thành nhưng không theo ý mình vì không để tâm đến hợp đồng xây dựng nhà ở. Để đối phó với tình huống éo le này bạn phải làm gì?
Bài viết này sẽ giúp các bạn năm bắt được các thông tin quan trọng khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở và có cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
Hợp đồng xây dựng nhà ở là gì?
Hợp đồng xây nhà là một văn bản pháp lý giữa công ty xây dựng với gia chủ, trong đó có sự xác lập hay thỏa thuận giữa 2 bên về quyền và nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng. Đây là văn bản đặc biệt quan trọng cần phải có trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ xây dựng nhà ở để đảm bảo được tiến độ thi công công trình cũng như trách nhiệm của các bên liên quan.
Là hợp đồng dân sự giữa 2 bên và có những quy định cụ thể, chi tiết về những công việc, yêu cầu, chi phí, chất lượng, thời gian bàn giao cũng như chế độ bảo hành của toàn công trình nên các bên sẽ cùng tham gia vào ngay quá trình thực hiện cũng như theo dõi giám sát xuyên suốt quá trình xây dựng.
Trước khi đi đến việc ký kết hợp đồng xây dựng 2 bên giao dịch cần tìm hiểu và trao đổi thông tin qua lại với nhau để đi đến sự thống nhất. Khi ký hợp đồng xây dựng nhà khách hàng nên tìm hiểu thật đầy đủ các thông tin điều khoản để các quyền lợi của mình được đảm bảo mà không lo lắng bị mất tiền oan khi sử dụng dịch vụ.
Hiện nay, có rất nhiều công ty xây nhà trọn gói lợi dụng các khách hàng không có quá nhiều kiến thức mà soạn thảo các hợp đồng bất lợi cho bên khách hàng. Vậy nên khi ký kí nhận tên mình trên một bản hợp đồng nào đó bạn cần phải thật tỉnh táo.
Hợp đồng xây dựng nhà ở đánh dấu sự hợp tác giữa công ty xây dựng và gia chủ
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng nhà ở
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng theo Điều 138 Luật Xây dựng 2014 bao gồm:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Ngoài ra, những nguyên tắc dưới đây cũng cần được đảm bảo theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP
- Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
- Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
- Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Những lưu ý nên thận trọng khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở
Khi tìm được một công ty xây dựng điều đầu tiên là bạn cần tìm hiểu công ty đó như thế nào?
Nội dung bản hợp đồng phải hết sức chính xác và rõ ràng.
Giá cả phải được thống nhất và có con số rõ ràng, đơn giá sẽ được tính theo diện tích xây dựng.
Cân phân biệt xây thô, và xây hoàn thiện. Khi đã có rất nhiều người bị gài bẫy khi ký hợp đồng là xây thô, vì xây thô chỉ là xây dựng phần thô không lát gạch, lát nền, sơn, tô, chi tiết nội thất….. sẽ phải chi thêm để làm những công việc hoàn thiện còn lại.
Bản vẽ xây dựng và bản vẽ thiết kế cùng với hợp đồng xây dựng sẽ là bằng chứng căn cứ ràng buộc pháp lý đối với đơn vị nhà thầu thi công. Nhà thầu sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với công trình và hoàn thành công trình đúng tiến độ, kỹ thuật và bàn giao công trình đúng theo mẫu thiết kế và hợp đồng.
Trên đây là những lưu ý đặc biệt đối với việc ký kết hợp đồng thiết kế thi công xây dựng nhà phố. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích, phục vụ cho những nhu cầu của mình.Trên đây là những lưu ý đặc biệt đối với việc ký kết hợp đồng thiết kế thi công xây dựng nhà phố.
Theo blogbatdongsan.org